Công nghệ, điện tử là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của quốc gia trong thời đại 4.0. Những xu hướng công nghệ mới liên tục được nghiên cứu và cập nhật không ngừng, đòi hỏi không chỉ chuyên gia công nghệ mà ai cũng cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Cùng tìm hiểu 5 xu hướng Công nghệ năm 2024 qua bài viết dưới đây!

1. Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tử là công nghệ bao gồm nghiên cứu phần cứng và phát triển ứng dụng. Theo đó, đây là công nghệ sử dụng các nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính và xử lý dữ liệu.

Ứng dụng xu hướng công nghệ điện toán lượng tử trong cuộc sống
Điện toán lượng tử là một xu hướng công nghệ mới nổi từ đầu năm 2024. Nguồn: Freepik.

Ứng dụng nổi bật của Điện toán lượng tử là Máy tính lượng tử (siêu máy tính lượng tử. Khác với máy tính thông thường sử dụng bit (có thể ở trạng thái 0 hoặc 1), máy tính lượng tử sử dụng qubit, có thể ở trạng thái 0, 1 hoặc cả hai đồng thời (chồng chất lượng tử) – Đây là đặc điểm mang lại sức mạnh xử lý vượt trội cho điện toán lượng tử. Theo đó, máy tính lượng tử hoạt động nhanh hơn gấp nhiều lần so với máy tính bình thường.

Tiếp đến, điện toán lượng tử liên quan đến việc ngăn chặn sự lây lan của virus Corona và phát triển vắc xin nhờ khả năng truy vấn, giám sát, phân tích, hành động dựa trên dữ liệu với bất kỳ nguồn nào.

Ngân hàng và Tài chính là lĩnh vực khác mà điện toán lượng tử đang phát triển ứng dụng với mục đích quản lý rủi ro tín dụng, phát hiện gian lận và tối ưu hóa giao dịch.

Điện toán lượng tử đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển ban đầu, nhưng tiềm năng ứng dụng của nó là vô cùng to lớn. Khi các thách thức được giải quyết, điện toán lượng tử sẽ có thể tạo ra những đột phá trong nhiều lĩnh vực, thay đổi cách thức làm việc, học tập và giải trí của con người.

2. Thực tế ảo và thực tế tăng cường

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là hai công nghệ đang thu hút sự chú ý ngày càng lớn bởi tiềm năng mang đến những trải nghiệm mới mẻ và cách thức tương tác hoàn toàn khác biệt.

Thực tế ảo (VR): Tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, tách biệt khỏi thế giới thực, cho phép người dùng đắm chìm và tương tác với thế giới ảo thông qua các thiết bị như kính VR, tay cầm.

Thực tế tăng cường (AR): Bổ sung các yếu tố ảo lên thế giới thực, cho phép người dùng nhìn thấy và tương tác với thông tin ảo được phủ lên trên môi trường thực thông qua thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, kính AR.

VR và AR trong thế giới thực
AR và VR ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nguồn: Freepik.

Cho đến nay, hai xu hướng công nghệ này không những chỉ dành để chơi game mà đã ứng dụng nhiều vào thực tế hơn qua:

  • Giáo dục và Đào tạo: Mô phỏng các hiện tượng khoa học, học tập trực quan, đào tạo nghề nghiệp.
  • Y tế: Phẫu thuật từ xa, hỗ trợ chẩn đoán, trị liệu.
  • Marketing: Quảng cáo sản phẩm sáng tạo, thu hút khách hàng tiềm năng.

Năm 2024, những dạng công nghệ VR và AR trên dự kiến sẽ được ứng dụng sâu rộng hơn vào đời sống.

3. Công nghệ Blockchain (Chuỗi khối)

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Nói cách khác, trên một chuỗi khối, dữ liệu chỉ có thể thêm vào, không thể lấy đi hoặc thay đổi. Do đó, thuật ngữ “chuỗi” mô tả quá trình người tham gia đang tạo một chuỗi dữ liệu.

Blockchain được điều khiển dựa trên sự đồng thuận. Không một thực thể nào có thể kiểm soát dữ liệu. Với công nghệ chuỗi khối, việc giám sát và xác nhận giao dịch không cần đến bên thứ ba nào.

xu hướng công nghệ dạng khối kết nối thông tin
Blockchain là công nghệ có tính bảo mật cao. Nguồn: Freepik.

Blockchain đang len lỏi vào nhiều ngành nghề khác nhau, đây được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của tương lai. Những cửa ngõ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với Blockchain là thông qua B2B và B2C đang có mức độ lan truyền mạnh mẽ. Công nghệ này sẽ tiếp tục được quan tâm trong thời gian tới bởi việc sử dụng này tăng lên thì yêu cầu về chuyên gia cũng tăng theo.

4. Tự động hóa quy trình bằng Robot

Tự động hóa quy trình robot (RPA) là một công nghệ sử dụng phần mềm để mô phỏng và tự động hóa các tác vụ của con người trên máy tính. Các robot phần mềm này có thể thao tác với các ứng dụng, dữ liệu và hệ thống khác nhau để thực hiện các quy trình kinh doanh tự động. 

RPA giúp người lao động giải phóng lượng lớn công việc có trình tự, lặp đi lặp lại, tiết kiệm chi phí giúp họ tập trung vào những mục tiêu công việc khác. Thêm vào đó, tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu sự sai sót, tăng tốc độ hoàn thành công việc và cải thiện chất lượng đầu ra.

Ứng dụng của RPA:

  • Chế biến dữ liệu: Tự động hóa việc thu thập, nhập liệu, phân tích và báo cáo dữ liệu.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng: Tự động hóa các quy trình hỗ trợ khách hàng như trả lời câu hỏi, giải quyết khiếu nại, xử lý yêu cầu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Tự động hóa các quy trình đặt hàng, theo dõi hàng hóa, quản lý kho hàng.
  • Tài chính và kế toán: Tự động hóa các quy trình thanh toán, đối chiếu hóa đơn

5.Generative (AI tạo sinh)

Chắc hẳn trí tuệ nhân tạo AI là một công nghệ không còn xa lạ trong thời đại 4.0, đặc biệt là AI tạo sinh – đang dần len lỏi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như giáo dục, kinh doanh, giải trí, …

Generative AI là công nghệ tiên tiến, đã cách mạng hoá nhiều ngành công nghiệp khác nhau bằng cách cho máy móc tạo ra kết quả giống hệt với sản phẩm mà con người tạo ra. Nó bao gồm một loạt ứng dụng, từ tạo văn bản đến tổng hợp hình ảnh và thậm chí là soạn nhạc, thơ ca, …

AI tạo sinh đã được sử dụng phổ biến trong việc tạo ra sản phẩm số
Generative AI sẽ là công cụ đắc lực cho những ai làm chủ công nghệ này. Nguồn: Freepik.

Các ứng dụng ngày càng mở rộng của AI tạo sinh hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho những ai làm chủ công nghệ này, mang đến cơ hội định hình cách con người tương tác và tạo nội dung trong thời đại kỹ thuật số.

Xem thêm bài viết: Vai trò của trí tuệ nhân tạo AI trong thời đại 4.0

Không chỉ những chuyên gia mà ngày này trẻ em cũng được tiếp xúc rất nhiều với công ghệ qua học tập và giải trí. Vì vậy, để nâng cao vốn hiểu biết cũng như nhu cầu của trẻ với xu hướng thời đại, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian tìm hiểu về công nghệ cũng như cách thức tiếp cận công nghệ đối với con em mình để trang bị những hành trang vững chắc cho tương lai.

Truy cập website https://kidleaderhub.com hoặc liên hệ ngay với Học viện Công nghệ Kid Leader qua số điện thoại 028 8884 1818 nếu bạn quan tâm đến khóa học lập trình cho trẻ em.


Học viện Công nghệ Kid Leader Hub – Where Leader’s Dream Begin
📞 Hotline:(028) 8884 1818
📱 Zalo: 0338 841 835
📧 Email: contact@kidleaderhub.com
📌 Địa chỉ 1: 18A Lê Thị Chợ, P.Phú Thuận, Q7, Tp.HCM
📌 Địa chỉ 2: 236/29/18 Đ. Điện Biên Phủ, Phường 17, Bình Thạnh

Bài viết liên quan